Tìm hiểu phong tục trong ngày Tết Trung thu tại Việt Nam

Tết Trung thu là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Với ý nghĩa tết đoàn viên và là ngày hội vui chơi cho các bé thiếu nhi. Cùng Thanhmaihsk tìm hiểu những phong tục trong ngày Tết Trung thu tại Việt Nam nhé!

1. Tết trung thu 2023 vào ngày nào?

tim-hieu-phong-tuc-trong-ngay-tet-trung-thu-tai-viet-nam

Tết trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Tết trung thu 2023 vào ngày nào? Năm 2023, tết Trung thu vào thứ 6 ngày 29/9/2023.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu

2.1. Về nguồn gốc

Theo tích xưa, bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Sau đó du nhập vào Việt Nam. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

2.2. Về ý nghĩa

Mặt trăng được người xưa chọn để tôn thờ, bởi tầm quan trọng to lớn của mặt trăng đối với bản thân cũng như trong đời sống. Với nhiều kinh nghiệm được đúc kết, con người có thể dự đoán được những hiện tượng tự nhiên thông qua mặt trăng như nắng, mưa, thủy triều… Vào rằm tháng 8 là lúc mặt trăng tròn đầy nhất. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp. Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Theo phong tục người Việt, các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Cùng nhau ăn bánh trung thu, uống trà, ăn thức quả của mùa thu.

Trong ngày này người ta bày cỗ với hoa quả đặc trưng của mùa thu, tạo hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, múa lân múa rồng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em đi rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn.

3. Một số phong tục thú vị trong tết trung thu

3.1. Bánh trung thu

tim-hieu-phong-tuc-trong-ngay-tet-trung-thu-tai-viet-nam

Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong dịp trung thu. Bánh có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo với hình dạng đặc trưng tròn và vuông. Tượng trưng cho trời và đất. Trước đây bánh có nhân chủ yếu là thập cẩm và đậu xanh. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của mọi người, có rất nhiều loại nhân khác nhau từ trung bình đến cao cấp. Đây cũng là món quà thường được dùng để tặng trong dịp tết Trung thu.

3.2. Phá cỗ trung thu

tim-hieu-phong-tuc-trong-ngay-tet-trung-thu-tai-viet-nam

Ở rất nhiều nơi, vào những ngày cận kề tết Trung thu sẽ tổ chức phá cỗ cho các em thiếu nhi. Những mâm cỗ có bánh trung thu, đèn ông sao, hoa quả đặc trưng như bưởi, lựu… được cắt tỉa thành hình những bông hoa, chú cún. Nhiều nơi tổ chức thi mâm cỗ trung thu. Các hoạt động văn hóa như múa hát cũng được diễn ra để ăn mừng tết trung thu.

3.3. Rước đèn trung thu

Rước đèn trung thu là hoạt động vô cùng đặc trung trong ngày tết trung thu tại Việt Nam. Đèn trung thu với vô vàn hình dáng, màu sắc, kích cỡ sẽ cùng nhau diễu hành trên đường phố để mừng trăng tròn. Các cuộc thi đèn lồng được diễn ra vừa đem lại niềm vui cho các cháu thiếu nhi vừa là hoạt động du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan.

3.4. Múa lân

Phong tục múa lân trung thu được xem là một trong những hoạt động được mọi người mong chờ và không thể thiếu mỗi mùa trung thu về. Tương truyền rằng việc múa lân là tập tục bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự lân để bảo vệ người dân. Trong màn trình diễn mua lân có một ông bụng phệ, đầu hói, mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm quạt mo, mang mặt nạ cười toe toét đi theo đùa giỡn mà mọi người gọi là ông Địa, đó chính là Đức Phật Di Lặc hoá thân thành để chế ngự con lân.

4. Nên kiêng gì trong rằm tháng 8

Người xưa cho rằng, Rằm tháng 8 là ngày trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó, có thể sẽ đem lại những điều không tốt cho một số người.

– Những người có cơ thể yếu ớt không nên ra ngoài vì bệnh sẽ dễ trở nặng hơn.

– Những người mới sinh hay xảy thai tránh ra ngoài vào ban đêm

– Những ai đang trong tình trạng kinh doanh không thuận lợi cũng không nên tham gia các hoạt động dưới ánh trăng.

– Không được mặc trang phục tối màu, đặc biệt là màu đen bởi rất dễ bị vận xui ám vào. Màu sắc hợp nhất vào dịp này chính là màu đỏ

– Không nên để tóc che mất trán. Một vầng trán sáng sủa sẽ giúp người đó có cơ hội thăng quan tiến chức, gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.

– Trên mâm cỗ cúng không được dùng bánh trái, hoa quả có hình dạng méo mó, xấu xí để thắp hương. Đồ cúng phải được nguyên vẹn, đẹp đẽ thì phúc lộc mới được tròn đầy.

Trên đây là một số thông tin về ngày tết Trung thu. Không chỉ là ngày vui của người lớn mà cả của trẻ con. Hãy dành thời gian để đoàn viên cùng gia đình nhé!